Thứ tư, 04/12/2019, 15:34 GMT+7 | Lượt xem : 10571 |
Chăm sóc và dạy cho một đứa trẻ sơ sinh phương pháp tự ngủ cũng như quen với việc dỗ bé vào giấc ngủ thực sự là điều vô cùng cực nhọc với mẹ bỉm sữa – nhưng chưa đâu, đến khi bé yêu ở tháng thứ 4 của quá trình phát triển, hẳn là mẹ phải vò đầu bứt tóc và không biết phải xử lý thế nào với tình trạng khủng hoảng giấc ngủ của con yêu
Đừng lo, những phương pháp sau đây sẽ hỗ trợ mẹ giúp con yêu vượt qua cơn khủng hoảng ngủ khi 4 tháng tuổi.
Dấu ấn 4 tháng là một cột mốc khá quan trọng, bởi vì nó đánh dấu sự hồi quy(còn được gọi là suy nhược, khủng hoảng) giấc ngủ đầu tiên (và thường là khó chịu và thách thức nhất) trong cuộc đời của bé.
Khi được 4 tháng tuổi, con trẻ đã và đang trải qua một số sự phát triển lớn về não ảnh hưởng đến kiểu ngủ của bé. Trẻ trở nên ý thức hơn về thế giới xung quanh, cũng như thời gian ngủ của chúng bắt đầu rút ngắn dần lại
Trong thời gian này, bạn có thể chứng kiến và trải nghiệm cảnh một em bé có thể đang có một thói quen ngủ khá tốt đột nhiên thức dậy cứ sau 20 phút vào ban ngày và gần như thường xuyên vào ban đêm. Những giấc ngủ ngắn dần dần được tăng lên cũng như các cơn gắt ngủ, giật mình trong khi ngủ xuất hiện với một tỉ lệ dày hơn.
Thời gian mà trẻ phải đối mặt với tình trạng hồi quy giấc ngủ, khủng hoảng khi ngủ là tuỳ thuộc vào từng thể trạng khác nhau của mỗi bé. Nhưng thông thường thời gian hồi quy này kéo dài từ 2 đến 6 tuần.
Đây là khoảng thời gian đầy thách thức đối với bố mẹ, tuy nhiên xin bố mẹ đừng vì thế mà lo lắng thái quá. Bởi có rất nhiều giải pháp mà mẹ có thể áo dụng nhằm giúp chúng vượt qua khoảnh khắc khủng hoảng này một cách thoải mái nhất.
Thực sự thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn đợt hồi quy giấc ngủ 4 tháng của trẻ; Đây là quá trình cần phải có trong cột mốc phát triển của bé và hầu như không thể nào tránh khỏi, tuy nhiên, bố mẹ làm ơn đừng quá tuyệt vọng.
Mẹ có thể giúp bé trở lại giấc ngủ bình yên như đã từng bằng cách đơn giản là dạy bé phương pháp ngủ mà không cần sử dụng bất kỳ sự hỗ trợ nào như là đung đưa võng hoặc ôm ru. Quá trình đó được gọi là huấn luyện giấc ngủ.
Các phương pháp huấn luyện giấc ngủ bao gồm đặt bé ngủ trên một chiếc nôi cũi trẻ em không rung lắc với thiết kế giường cũi liền kề giường bố mẹ, bế bé một chút khi chúng khóc và sau đó đặt chúng xuống, nằm bên cạnh chiếc giường kết nối với giường cũi để trẻ yên tâm rằng mẹ vẫn còn ở đó, hoặc có thể hạn chế tiếng khóc của trẻ bằng chiếc ti giả, con gấu bông hoặc sử dụng khăn quấn bé làm phương tiện hỗ trợ.
Ngoài ra, hãy hiểu rằng mẹ nên huấn luyện giấc ngủ cho trẻ một cách nhẹ nhàng và từ từ từng bước trong 1 tâm thế thật kiên nhẫn. Đây là thời gian sớm nhất, cũng là thời điểm lý tưởng để mẹ huấn luyện trẻ vượt qua cơn khủng hoảng ngủ ở độ tuổi này.
Thời gian ngủ trong quá trình hồi quy giấc ngủ sẽ thay đổi:
Trong thời gian này, giờ ngủ của trẻ có thể từ 14 đến 15 giờ mỗi ngày. Từ 11 đến 12 giờ vào ban đêm và ba đến bốn giờ trong ngày trải đều trên bốn hoặc năm giấc ngủ ngắn. Một số em bé có thể ngủ tám tiếng liên tục hoặc hơn vào ban đêm trong 4 tháng, nhưng phần lớn thì không.
Trên thực tế, một đến ba lần cho ăn đêm vẫn được coi là rất bình thường ở độ tuổi này và mẹ có thể thực hiện điều này mà không quá sợ rằng việc cho ăn sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Linh hoạt trong thời gian ngủ của trẻ.
Trẻ đang ở trong thời điểm khủng hoảng giấc ngủ ở 4 tháng tuổi có thể sẵn sàng cho một lịch trình ngủ sâu và ngon giấc hơn ở tuổi này, nhưng nhiều trẻ thì không, vì vậy hãy linh hoạt.
Mọi cơn khủng hoảng, giật mình quấy khóc và khó chịu trong hành trình hồi quy giấc ngủ vào 4 tháng sau khi bé được sinh ra chỉ là điều tạm thời, vì thế xin đừng lo lắng và hãy làm mọi cách có thể nhằm đem đến một giấc ngủ thoải mái hơn cho con như nôi cũi gỗ trẻ em, ti giả, khăn quấn bé, âm thanh tiếng ồn trắng… mẹ yêu nhé.
Hãy tin tưởng bản thân rằng mẹ sẽ làm được, và sẽ thực hiện tốt mọi thứ để bảo vệ trọn vẹn giấc ngủ của con mình mẹ nhé!